Theo Quy hoạch, giai đoạn đến năm 2020, tại khu vực miền Bắc sẽ xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp đường ống xăng dầu với tổng chiều dài khoảng 241 km.
Đối với khu vực miền Trung, xây dựng mới khoảng 172 km đường ống. Còn tại khu vực Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên sẽ xây dựng mới khoảng 155 km đường ống xăng dầu.
Mục tiêu phát triển hệ thống đường ống xăng dầu này nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải xăng dầu từ nguồn cung ứng (nhà máy lọc dầu và kho xăng dầu đầu mối) đến các trung tâm tiêu thụ với khối lượng lớn, đảm bảo an toàn, hiệu quả; hợp lý hóa khâu vận chuyển xăng dầu từ nguồn cung ứng đến các trung tâm tiêu thụ để giảm thiểu chi phí vận tải, góp phần hạ giá bán và giảm thiểu các rủi ro gây tác hại đến môi trường.
Nhằm thực hiện quy hoạch trên, Bộ Công Thương đã đề ra nhiều giải pháp như: rà soát đội ngũ vận tải xăng dầu của các doanh nghiệp, kiên quyết giải thể các doanh nghiệp vận tải yếu kém; hình thành các Tổng công ty vận tải đường ống có tính chuyên nghiệp, đảm trách nhiệm vụ vận tải với các khối lượng lớn, thời gian nhanh nhất và tiết giảm chi phí; khuyến khích các doanh nghiệp thu hút các nguồn vốn khác nhau để đầu tư xây dựng hệ thống đường ống xăng dầu theo quy định hiện hành như: tín dụng ngân hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty hoặc có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán, nguồn vốn tài trợ phát triển (ODA).
Ngoài ra, hỗ trợ theo quy định hiện hành đối với các dự án đầu tư đường ống xăng dầu mang ý nghĩa an ninh năng lượng và quốc phòng như: vay vốn với lãi suất thấp, hoãn nộp thuế giá trị gia tăng trong một số năm đầu của dự án, miễn giảm thuế cho phần vốn nghiên cứu đổi mới công nghệ; thực hiện đúng quy định về đánh giá rủi ro và kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố cháy nổ, rò rỉ, vỡ, bục đường ống xăng dầu.
Có cơ chế kiểm tra, giám sát, quản lý tốt công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trong khu vực khi vận hành các đường ống xăng dầu theo quy hoạch...
Theo VGP
Hỗ trợ trực tuyến
Tin tức mới
Thư viện ảnh